Bệnh sán lá là bệnh kí sinh trùng phổ biến thường gặp ở các hồ nuôi cá Koi và đem đến những tác hại nặng nề cho đàn cá. Để phòng tránh loại bênh này thì vệc chăm sóc những chú cá Koi cũng đòi hỏi phải có một môi trường nước tốt, phù hợp với yêu cầu về sinh lý của cá, kèm theo đó là kiến thức về chăm sóc cá Koi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục bệnh sán lá ở cá Koi để bạn có thể tham khảo.
Contents
Nguyên nhân gây bệnh sán lá ở cá Koi
Sán lá đơn chủ là một bệnh do kí sinh trùng rất phổ biến, gặp ở mọi loại cá và mọi loại môi trường sống của cá. Bệnh sán lá trên cá Koi chủ yếu do tác nhân là sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus, sán lá đơn chủ 18 móc Gyrodactylus. Sán lá đơn chủ ký sinh trên da và mang của cá nhưng chủ yếu là mang. Lúc ký sinh chúng dùng móc của đĩa bám sau, bám vào tổ chức cơ thể cá, tuyến đầu tiết ra men hialuronidaza phá hoại tế bào tổ chức, làm mang và da cá cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp của cá.
Biểu hiện của cá Koi mắc bệnh sán lá
Biểu hiện của cá mắc bệnh là cá ít hoạt động hoặc hoạt động không bình thường, một số cá nằm ở đáy ao, một số lại nổi lên mặt nước đớp không khí, thậm chí mất dần khả năng vận động và bơi ngửa bụng. Từ những vết loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và các sinh vật khác xâm nhập gây bệnh sán lá nên cá thường có dấu hiệu bơi lội bất thường, mang có hiện tượng sưng, phù nề, cá nổi đầu và bơi lội chậm chạm, cơ thể gầy yếu, gây chết rải rác đến nhiều ở cá nhỏ.
Trong quá trình đi chăm sóc hồ cá, thời điểm mà chúng tôi bắt gặp các hồ nhiễm sán nhiều nhất vào mùa xuân và mùa thu; các mùa khác cũng có nhưng ít bắt gặp, phù hợp với thời gian mà sán sinh sôi và phát triển mạnh nhất.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Vệ sinh hồ cá
Vì vậy việc phòng bệnh cho cá Koi rất quan trọng, đặc biệt là để phòng chống bệnh sán lá ở cá Koi. Trước khi thả cá cần vệ sinh lại hồ cùng hệ thống lọc để tiêu diệt hết trứng và ấu trùng sán. Không lên thả cá Koi quá dầy trong hồ; chú ý đến chế độ ăn của cá và thay đổi của môi trường nước để điều chỉnh, tránh gây stress cho cá. Khi tiến hành thả thêm cá mới, cần lưu ý mua cá ở những trại cá uy tín, cá khỏe mạnh; trước khi thả cần có khâu cách ly hoặc tắm sát trùng bằng tím với nồng độ 1gr/20l nước trong 3-4 phút. Hoặc dùng Formalin tắm nồng độ 100-200ppm, thời gian 30-60 phút, chú ý khi tắm phải có xục khí cung cấp đủ oxy cho cá.
Thuốc phòng bệnh
Ngoài ra, có thể phòng tránh bệnh Sán cho Koi bằng cách cho ăn thuốc sổ nội, ngoại kí sinh trùng theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất. Trong quá trình điều trị sán cho hồ cá của khách hàng, chúng tôi thường sử dụng thuốc có thành phần chính là Praziquantel và thuốc của JPD bên Nhật để điều trị, hiệu quả rất cao, tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 95%; trừ một số ngoại lệ do cá bị nhiễm sán quá lâu, chủ nhà lại không để ý đến tình trạng cá, khiến cá ngoài sán còn bị các tác nhân khác tấn công lên việc điều trị khó khăn và phải kéo dài hơn.
Bệnh sán lá có thể xuất hiện quanh năm, và thời gian lây nhiễm khá nhanh, vì vậy lời khuyên của chúng tôi khi chơi cá Koi là lên nuôi cá với mật độ thưa; kiểm tra tình trạng nước, cá thường xuyên để có những điều chỉnh kịp thời; lên định kỳ vệ sinh hồ cá, thường là từ 6 tháng đến 1 năm vệ sinh 1 lần. Khi bắt cá mới cần chú ý cách ly, sát trùng trước khi thả và lựa chọn nguồn cung cấp cá uy tín để mua.
Trên đây là một số chia sẻ của hocakoi.vn về bệnh sán kí sinh ở cá Koi mà hocakoi.vn đã trải qua; xin kính chúc Quý Koikichi luôn khỏe mạnh, hồ koi luôn đẹp và sạch bệnh!
hocakoi.vn luôn đồng hành cùng cùng phong trào chơi Koi tại Việt Nam!
Xem thêm: